Xu hướng và phân đoạn thị trường nội thất phòng khách và phòng ăn EU

 – Tóm tắt các lựa chọn chiến lược cho nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển (tiếp theo)

1. Các nước đang phát triển, có vị trí địa lý xa EU như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan…
Ví dụ về mô hình kinh doanh thành công => Việt Nam

Thị trường => Các sản phẩm cao cấp

Giấy chứng nhận cần có:

– Chứng nhận chất lượng, ví dụ FSC + các tiêu chuẩn quốc tế được công nhận (ISO, CE, GIS…)

– Các chứng nhận về bảo vệ rừng và sản phẩm xanh.

Đặc trưng của sản phẩm:

– Cần có kỹ năng sản xuất các sản phẩm thủ công; chất lượng cao, kiểu dáng độc đáo, hầu hết là các sản phẩm có thời gian sản xuất dài.

– Thiết kế bắt mắt, công tác R&D được tổ chức tốt kết hợp với sử dụng gỗ nhập khẩu (marketing quốc tế)

– Không cần thiết phải phản hồi nhanh, xử lý đơn hàng dài hơn. Khi cần thiết, có thể cử người có trách nhiệm làm việc trong phạm vi Châu Âu với các sản phẩm thành phẩm hoặc bán thành phẩm (những phần công việc cần lao động lành nghề).

Lời khuyên: Tham khảo các tạp chí chuyên ngành, tham quan các triển lãm có tiếng tăm như Milan, Frankfurt, Cologne… Nghiên cứu về xu hướng và thị hiếu thị trường mà bạn muốn thâm nhập. Ví dụ, người Đức thích các loại gỗ nhẹ trong khi người Italia thích thủy tinh, kim loại và nhựa.

Chủng loại sản phẩm: Các sản phẩm thành phẩm, các bộ phận của đồ nội thất hoặc các sản phẩm bán thành phẩm được sản xuất từ gỗ ngoại nhập hoặc cần lao động có tay nghề cao.

Những khách hàng nên tiếp cận:

Các công ty bán lẻ quy mô lớn và vừa; các công ty bán buôn; các tập đoàn mua hàng (như Verband của Đức); các nhà phân phối đồ phòng khách; các công ty cung cấp dịch vụ nhồi bọc ghế salon mua các sản phẩm bán thành phẩm; các nhà sản xuất đồ nội thất và nhà cung cấp của họ; Các công ty bán buôn gỗ, gỗ công nghiệp, gỗ dán và các sản phẩm bán thành phẩm cho ngành sản xuất đồ nội thất.

Đề xuất chính sách hỗ trợ tầm chính phủ:

– Xác định ngành nội thất là ngành hàng xuất khẩu tiềm năng

– Tăng cường cơ sở hạ tầng và các phương tiện xử lý đơn hàng xuất khẩu

– Thực hiện tín dụng trên thị trường quốc tế, như liên kết với các tổ chức được đánh giá cao, như Standard & Poor…

– Kết hợp với các hiệp hội thực hiện các hoạt động nhằm tạo tiếng tăm cho ngành nội thất. Ví dụ, tại Ba Lan, các hiệp hội đã tạo ra thương hiệu ngành hàng “Nội thất Ba Lan – Chất lượng đã được khẳng định” (“Polish Furniture – Proven Quality”).

– Thực hiện các sáng kiến hiệu quả, tạo thuận lợi cho FDI

– Ủng hộ việc phát triển các chính sách quốc gia về Tiêu chuẩn hóa ngành nội thất và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế (ISO, CE, GIS…).


2. Các nước đang phát triển có vị trí địa lý xa EU như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan…
Ví dụ về mô hình kinh doanh thành công => Trung Quốc

Thị trường => Các sản phẩm với số lượng lớn


Giấy chứng nhận cần có:

– Chứng nhận chất lượng, ví dụ FSC + các tiêu chuẩn quốc tế được công nhận (ISO, CE, GIS…)

– Các chứng nhận về bảo vệ rừng và sản phẩm xanh.

Đặc trưng của sản phẩm:

– Giá rẻ, sản xuất với số lượng lớn, các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa, các sản phẩm có chất lượng cao (không nhất thiết phải là hàng xa xỉ và đắt tiền, chất lượng cao theo thỏa thuận, ví dụ tỷ lệ hàng khiếm khuyết dưới 1%).

–  Công tác R&D được tổ chức tốt, đặc biệt trong việc thuê bên thứ ba thiết kế.

–  Các sản phẩm cần lao động lành nghề.

–  Không nhất thiết phải phản hồi nhanh, thời gian xử lý đơn hàng dài hơn.

–  Cập nhật thiết kế mới.

Lời khuyên: Chọn các thị trường mục tiêu có tiêu chuẩn sản phẩm tương tự. Đầu tư vào các chủng loại hàng hóa có nhiều mặt hàng và rút ngắn quy trình sản xuất các sản phẩm mới.

Chủng loại sản phẩm:

–  Các sản phẩm bán thành phẩm hoặc thành phẩm cho đoạn thị trường nội thất sản xuất số lượng lớn và nhiều mặt hàng.

–  Các sản phẩm cần lao động lành nghề hoặc bán thành phẩm, ví dụ các sản phẩm làm từ liễu gai hoặc bọc sắt.

Cơ hội thực hiện cấp phép:

Cấp phép: dưới hình thức liên doanh hoặc đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với các nhà bán lẻ có tiếng tăm, ví dụ sản xuất theo yêu cầu và thiết kế của người mua và tham gia tối thiểu vào quá trình phát triển sản phẩm (IKEA thực hiện việc chuyển công đoạn sản xuất sang Việt Nam cho các nhà sản xuất nội địa).

Những khách hàng nên tiếp cận:

Các công ty bán lẻ quy mô lớn và vừa; các công ty bán buôn; các tập đoàn mua hàng (như Verband của Đức); các nhà phân phối đồ phòng khách; các công ty cung cấp dịch vụ nhồi bọc ghế salon mua các sản phẩm bán thành phẩm; các nhà sản xuất đồ nội thất và nhà cung cấp của họ; Các công ty bán buôn gỗ, gỗ công nghiệp, gỗ dán và các sản phẩm bán thành phẩm cho ngành sản xuất đồ nội thất.

Đề xuất chính sách hỗ trợ tầm chính phủ:

–  Xác định ngành nội thất là ngành hàng xuất khẩu tiềm năng

–  Tăng cường cơ sở hạ tầng và các phương tiện xử lý đơn hàng xuất khẩu

– Thực hiện tín dụng trên thị trường quốc tế, như liên kết với các tổ chức được đánh giá cao, như Standard & Poor…

– Kết hợp với các hiệp hội thực hiện các hoạt động nhằm tạo tiếng tăm cho ngành nội thất. Ví dụ, tại Ba Lan, các hiệp hội đã tạo ra thương hiệu ngành hàng “Nội thất Ba Lan – Chất lượng đã được khẳng định” (“Polish Furniture – Proven Quality”).

– Thực hiện các sáng kiến hiệu quả, tạo thuận lợi cho FDI

– Ủng hộ việc phát triển các chính sách quốc gia về Tiêu chuẩn hóa ngành nội thất và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế (ISO, CE, GIS…).

vietrade.gov.vn